Ngày nay, thi công nhà mái Thái ngày càng được ưa chuộng bởi nét đẹp hiện đại và thanh thoát mà nó đem lại. Không chỉ vậy, những tính năng ưu việt mà Biệt thự mái Thái mang lại như độ dốc hợp lý, khả năng chống nhiệt, chống thấm, thoát nước tốt, rất phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam.
Nhưng, để phát huy tối đa công năng của mái Thái, quá trình thi công phải chính xác, đạt đến mức độ hoàn hảo nhất định. Trong bài viết dưới đây, Apollo Việt xin chia sẻ với quý độc giả cách thi công mái Thái chuẩn và những lưu ý cần nhớ khi xây nhà mái Thái.
Khám phá Những mẫu thiết kế nhà mái thái, biệt thự đẹp
1. Vật liệu làm mái Thái chuẩn nhất
Trước khi lựa chọn vật liệu làm mái Thái thì việc định hình kiểu dáng và hình khối của ngôi nhà là điều cần thiết. Bạn có thể thiết kế Biệt thự vườn đẹp mái Thái giật cấp 2 mái, gấp khúc 3 mái, nhà mái Thái chữ L,...
Tiếp theo, hãy cân nhắc đến vật liệu được sử dụng để lợp mái như ngói đất nung, ngói bê tông, tôn,...
1.1. Các vật liệu làm khung kèo lợp ngói
Thứ nhất - Gỗ:
Những mái nhà ba gian truyền thống thường sử dụng gỗ tại các vị trí xà gồ và được dùng trong các vị trí khung xương của mái nhà. Gỗ được coi là vật liệu làm mái nhà truyền thống như nhà thờ họ, đền thờ, nhà cấp 4, đình, chùa, nhà cổ,...
Sử dụng gỗ làm mái nhà có tác dụng giúp phần mái ngôi nhà nhẹ hơn, tăng khả năng chống đỡ sức nặng của tầng mái, độ co giãn tốt và độ bền cao. Bên cạnh đó, công trình dùng gỗ làm khung xương sẽ mang đến giá trị thẩm mỹ cao, tạo ra giá trị truyền thống cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, vật liệu này cũng tồn tại một vài nhược điểm như dễ cong vênh, mối mọt, mục nát nếu không được gia công đúng cách. Hơn nữa, giá thành các loại vật liệu gỗ trên thị trường hiện nay khá cao, khiến cho chi phí xây dựng nhà mái Thái dễ bị đội lên cao, gây bất lợi cho gia chủ.
Thứ hai - Thép:
Đây là vật liệu được dùng phổ biến hiện nay bởi tính phổ biến và là vật liệu hiện đại rất phù hợp cho mẫu nhà mái thái 2 tầng hiện đại hoặc mẫu nhà 3 tầng mái Thái hiện đại. Sở dĩ vật liệu này được sử dụng khá phổ biến vì nó có nhiều điểm cộng lớn như:
- Mái nhà khung thép lợp ngói có độ bền cao, khả năng chống rỉ sét tốt, không cần phủ lớp sơn bên ngoài.
- Thời gian thi công nhanh, an toàn, chính xác cao.
- Trọng lượng thép nhẹ giúp giảm tải trọng cho giàn móng công trình.
- Thi công theo các hình thức, kết cấu mái khác nhau thì vật liệu thép đều có tính ứng dụng khá cao.
- Chất lượng cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền cũng như kết cấu mái của toàn bộ công trình.
Thứ ba - Bê tông:
Bê tông được sử dụng để làm mái nhà rất nhiều hiện nay bởi tính năng động và công nghiệp, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có tính ứng dụng cao. Mái bê tông được sử dụng trong kết cấu mái và thực hiện theo phương pháp đổ bê tông như mái dốc, mái lệch.
Hiện nay, phương pháp đổ bê tông mái toàn khối được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong công trình nhà ở vì khả năng tạo độ cứng, chống thấm cao cho không gian lớn của công trình. Với phương pháp này luôn đảm bảo được các yêu cầu chống dột, cách nhiệt, chịu nắng, mưa, gió tốt.
Chú ý việc đổ bê tông mái nhà vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời trên 30 độ C thì cần phải đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết nhất định của bê tông. Nếu bắt buộc ngừng lại thì phải chờ bê tông tương đối cứng mới tiếp tục được đổ (chờ khoảng 1 đến 2 ngày), khi đổ nối tiếp phải đổ đúng quy phạm khớp nối bê tông.
1.2. Các vật liệu làm mái nhà
Thứ nhất - Ngói đất nung:
Ngói đất nung (ngói đất sét nung) là vật liệu làm mái nhà truyền thống được sử dụng phổ biến ở nhiều công trình nhà đẹp hiện nay.
Mái Thái lợp ngói đất nung mang giá trị thẩm mỹ cao, độ bền tốt và không thấm nước vì ngói đất nung được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao cho tới khi chín nên bề mặt có màu đỏ gạch tự nhiên rất đẹp.
Thứ hai: Ngói bê tông:
Ngói bê tông hay còn gọi là ngói màu rất phổ biến hiện nay. Đặc tính của loại ngói này chính là kiểu dáng và màu sắc đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi gia đình nhằm mang đến vẻ đẹp tươi mới, thanh lịch, hài hòa cho tổng thể ngôi nhà.
Ưu điểm của vật liệu này chính là cách lợp mái ngói tương đối dễ dàng, dễ lợp hơn so với ngói đất nung bởi ngói bê tông nhẹ hơn ngói đất nung khoảng 20%, giảm trọng lượng của mái đi đáng kể.
Thứ ba - Tôn:
Tôn (tấm lợp) là một trong các vật liệu làm mái Thái giá rẻ hiện nay. Nhà mái Thái lợp tôn chủ yếu là nhà xưởng, mái nhà công nghiệp do độ bền cao, đẹp, chi phí hợp lý.
Chất liệu tấm lợp đa dạng kết cấu, màu sắc, mẫu mã, nhiều hình dạng (sóng tròn, sóng vuông) nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích, nhãn quan của mỗi người. Mặt khác, tôn sở hữu những ưu điểm vượt trội như độ bền, nhẹ, dễ dàng thi công, ít phải bảo dưỡng,...
2. Cách thi công hệ mái Thái chuẩn nhất cho công trình nhà bạn
Dưới đây là những chia sẻ hữu ích về cách thi công nhà mái Thái chuẩn nhất hiện nay, được đúc rút từ hàng trăm công trình nhà đẹp mái Thái mà Apollo Việt thiết kế và thi công cùng kinh nghiệm thâm sâu của kiến trúc sư chủ trì của chúng tôi nhé:
- Bước 1: Cần nắm vững lý thuyết về độ dốc mái
Bạn cần xác định độ dốc mái phải lớn hơn 17 độ.
+ Tối thiểu là 17 độ
+ Tối đa là 90 độ.
+ Độ dốc lý tưởng là 30-35 độ
Với độ dốc nằm trong khoảng này bạn có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng róc nước nhanh của mái.
- Bước 2: Xác định khoảng cách mè
Lắp đặt đúng khoảng cách mè
+ Hàng mè đầu tiên: 34,5cm
+ Hai hàng mè đỉnh mái: 4-6cm
+ Các thanh mè ở giữa: Chia đều trong khoảng từ 32-34cm tuy nhiên không được vượt quá 34cm.
- Bước 3: Quan tâm đến mặt phẳng mái
Mái phải vuông góc
Độ chênh lệch giữa các thanh mè trên một mặt phẳng mái: <+_ 5mm
- Bước 4: Tiến hành lợp ngói chính
Lợp ngói chính chữ công, xen kẽ theo kiểu lợp ngói âm dương
Lợp từ phải sang trái. Viên ngói đầu tiên cách 3cm từ mép ngoài tấm ván hông
Các viên ngói áp sát với nhau. Cứ 10 viên ngói thì dùng dây căng dọc theo mái để đảm bảo các viên ngói được lợp thẳng hàng
Dùng vít thép 6cm để cố định viên ngói vào thanh mè, tối thiểu cách 1 hàng.
- Bước 5: Lợp ngói rìa, ngói nóc
1 cạnh ngói rìa phải ốp sát vào tấm ván hông hoặc sắt hộp 3x6cm. Cạnh còn lại ôm sát vào sóng dương ngói chính. Đầu trên ngói rìa sát với đuôi các hàng ngói lợp bên trên.
Dùng sắt hộp 3x6m bằng 2 vít thép 6m để cố định ngói rìa vào tấm ván hông.
Lắp đặt ngói nóc bằng hệ thống tấm lợp thay vữa CPAC Monier hoặc sử dụng vữa dẻo khô.
Mạch hồ vữa phải đều và cao khoảng 2,5cm tính từ sóng dương ngói chính.
Lắp đặt ngói nóc thẳng hàng, ghép sát với nhau.
Khi lợp ngói nhà, đặc biệt là những mẫu nhà dân dụng như: nhà cấp 4 hay biệt thự thì việc bạn hoàn thiện phần mái với vẻ đẹp và yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp ngôi nhà có được nét đẹp hoàn thiện.
3. Những lưu ý vàng chủ đầu tư cần biết khi lợp mái Thái
Khi thi công nhà mái ngói quý vị nên chú ý một số điểm dưới đây để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tính bền của công trình.
- Mái nhà phải dốc 30 độ, mỗi 1m đo chiều ngang và kèo phải nâng lên 57 cm.
- Chiều xuôi mái tối đa 10m và có độ dốc 30 độ
- Chiều xuôi của mái ngói không giới hạn với độ dốc mái từ 45-60 độ
- Chú ý lợp ngói với khoảng cách vừa đủ, không quá xa mà cũng không quá khít.
Khi lợp ngói rìa, viên ngói cuối rìa phải được lợp đầu tiên. Khi gắn viên ngói cuối rìa cần phải che phủ được hết những viên ngói chính ở hàng thứ nhất. Những viên ngói rìa phải được bắt vít cố định và mè, qua những lỗ đinh trên thân ngói.
Nếu vữa dính trên bề mặt khô và có màu trắng, hãy dùng xốp hoặc khên mềm khô lau sạch. Sau đó dùng sơn vữa CPAC Monier cùng màu với ngói chính sơn hoàn thiện các mạch vữa để mái được đồng màu.
Chỉ sơn lên các mạch hồ, các vết cắt của ngói, tuyệt đối không sơn lên bề mặt viên ngói. Sẽ khiến màu sắc của ngói bị biến đổi.
Tại các đường lưu thủy phải đặt máng xối đúng cách, long máng, cánh máng rộng, phải có các gờ chống tràn nước. Không được dùng vữa hay các vật liệu khác trét lên rãnh lưu thủy.
Sử dụng độ mái dốc >22 độ sẽ đảm bảo được chống dột.
Lưu ý khi cắt ngói, đường cắt phải nằm trên sóng dương của viên ngói.
Trước khi lợp ngói nóc thì phải lợp viên ngói cuối mái hoặc cuối nóc trước. Ngói nóc, cuối nóc, cuối mái sẽ được liên kết với nhau bằng vữa ở vị trí ngói viền.
4. Điểm danh các phương án thi công mái ngói đẹp cho nhà mái Thái
Hiện nay, nhà Biệt thự mái Thái có 3 biện pháp thi công phổ biến:
- Phương án 1: Đổ sàn phẳng bê tông cốt thép ở cos áp mái và đổ diềm mái sau đó mới xây tường thu hồi gác vì kèo tạo độ dốc và hình thức mái rồi lợp ngói.
- Phương án 2: Đổ sàn bê tông cốt thép chéo theo hình thức mái sau đó dán ngói hoặc gác lito lợp ngói lên trên.
- Phương án 3: Không đổ sàn bê tông cốt thép mà chỉ gác vì kèo và lợp ngói lên trên.
Chúng ta sẽ đi phân tích chi tiết vào từng phương án trên nhé:
4.1. Xử lý bê tông cốt thép
Đổ sàn phẳng bê tông cốt thép ở cos áp mái sau đó xây tường thu hồi gác vì kèo lợp ngói
Ưu điểm:
- Biện pháp thi công dễ và an toàn
- Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;
- Chống nóng tốt;
- Vì kết cấu mái 2 lớp riêng biệt nên có khả năng chống ồn tốt.
- Chống thấm tuyệt đối
- Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung.
- Bảo dưỡng phần thép vì kèo sẽ dễ dàng, vì lâu dài thép hộp sẽ bị xuống cấp theo thời gian có thể gây sập mái ngói khi không bảo dưỡng kịp thời.
- Khi thi công phải để lối lên bên trong mái.
- Không cần làm trần giả (trần thạch cao…).
Nhược điểm:
- Chi phí xây dựng cao.
- Thời gian thi công dài vì phải thi công sàn phẳng BTCT và diềm mái xung quanh sau đó mới xây tường thu hồi và gác vì kèo để lợp ngói.
- Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.
4.2. Đổ bê công cốt thép mái chéo
Hình thức mái sau đó dán ngói hoặc giả lito lợp ngói
Ưu điểm:
- Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;
- Chống nóng tốt; (không bằng PA1)
- Có khả năng chống ồn tốt.
- Chống thấm.
- Tăng cường độ ổn định khi gặp gió bão lớn.
Nhược điểm:
- Chi phí xây dựng cao.
- Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.
- Thời gian thi công khó và nguy hiểm.
- Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.
- Hay bong tróc ngói nên đội thợ cần có kinh nghiệm đổ bê tông mái dốc
- Những ngày trời nồm có thể nước sẽ thấm dột qua lớp bê tông xốp.
- Khi thi công dán ngói thì yêu cầu bề mặt bê tông có độ phẳng cao, không được ghồ ghề, cần tỉ mỉ hơn.
Hiện nay đã có biện pháp thi công hạn chế được một số nhược điểm của mái dán bê tông đó là sử dụng lito rồi bắn ngói.
4.3. Không đổ sàn bê tông cốt thép mà chỉ gác vì kèo và lợp ngói lên trên
Ưu điểm:
- Chi phí xây dựng sẽ giảm so với đổ bê tông cốt thép rồi lợp ngói.
- Thời gian thi công nhanh.
Nhược điểm:
- Chống nóng không tốt.
- Có thể bị dột nếu lợp ngói không tốt.
- Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.
- Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.
Trên đây là những thông tin hữu ích và kinh nghiệm thi công, xây dựng nhà mái Thái mà Apollo Việt tổng hợp và rút ra được từ những công trình thực tế mà chúng tôi đã thực hiện.
Hy vọng đã cung cấp cho các chủ đầu tư và quý bạn đọc những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất khi áp dụng xây dựng và kiến tạo cho ngôi nhà tương lai của mình.