Móng Cọc: Đặc Điểm, Cấu Tạo và Biện Pháp Thi Công

Đăng bởi Pham Huyen
27/03/2023
mong-coc-la-gi
Móng cọc là gì? Đặc điểm, Cấu tạo, Biện pháp thi công

Khi xây dựng công trình, tùy thuộc vào quy mô, mục đích xây dựng có thể lựa chọn phương pháp thi công móng nhà phù hợp. Móng cọc là loại móng được dùng nhiều và thích hợp cho việc thi công công trình nhà ở dân dụng. Nền móng đảm nhiệm việc trực tiếp giữ vững ngôi nhà, đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của trọng lực các tầng. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết và cấu tạo của móng cọc.

Móng cọc là 1 trong 4 loại móng được phổ biến nhất hiện nay, nó phù hợp xây dựng những công trình nhà ở dân dụng.

Kết cấu móng vô cùng quan trọng có chức năng đảm bảo chịu lực nâng đỡ toàn bộ công trình. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về móng cọc và cấu tạo để hiểu hơn về Móng Cọc.

1. Móng cọc là gì

mong-coc-la-gi-1

Móng cọc là loại móng có hình trụ dài và dùng các vật liệu như bê tông và cọc cừ tràm đẩy xuống đất, gián tiếp truyền tải trọng lực từ công trình xuống các lớp đất dưới móng. Thành phần của móng cọc gồm có: Đài móng và nhóm cọc (hoặc 1 cọc). Đây là loại móng được sử dụng phổ biến và thường được xây trên nền đất yếu.

Hệ móng này dùng cho các công trình có kết cấu lớn hoặc công trình xây dựng trên nền đất yếu, phù hợp với những nơi bị sạt

Móng này thường dùng cho các kết cấu lớn và áp dụng trên nền đất yếu như đã nói ở trên, phù hợp những nơi bị sạt lở hay có độ sụt lún nhiều và cần có sự hỗ trợ ổn định, đảm bảo chắc chắn.

2. Cấu tạo của móng cọc

cau-tao-mong-coc
Cấu tạo chi tiết của móng cọc

2.1. Cấu tạo đài cọc

- Khi chôn cọc độ sâu của các đài phải lớn hơn 2D & không lớn hơn 120cm so với đầu cọc nguyên.

- Đài cọc dùng để liên kết giữa các cọc còn lại với nhau

- Khoảng trống e giữa hai cọc là 3D, cọc xiên là 1.5D…

- Đài cọc dùng để liên kết giữa các cọc còn lại với nhau.

2.2. Cấu tạo của móng cọc

- Cọc thẻ

- Cọc gỗ

- Cọc hỗn hợp

- Cọc bê tông cốt thép

3. Phân loại cái loại móng cọc

phan-loai-mong-coc (1)
Cấu tạo móng cọc đài thấp và đài cao

Hiện nay móng cọc được chia thành 2 loại:

- Móng đài cao: loại móng này phần đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng thấp hơn chiều cao của cọc. Bên cạnh đó, nó có thể chịu được lực uốn nén cao.

phan-loai-mong-coc
Chi tiết cấu tạo của Móng cọc đài thấp và đài cao

- Móng đài thấp: là loại móng đài cọc được nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu. Có thể chịu được hoàn toàn các lực nén.

4. Các vật liệu làm móng cọc

Móng được làm từ nhiều loại vật liệu và kỹ thuật xây dựng móng khác nhau như:

Vat-lieu-lam-mong-coc
Đặc điểm của các vật liệu làm móng cọc

5. Phương pháp thi công móng cọc

Dưới đây là quy trình thi công móng cọc gồm khá nhiều công đoạn:

5.1. Trình tự thi công móng cọc ép

Chuẩn bị phần đất để thi công

Bắt đầu thi công ép cọc

Thi công ép âm

Giám sát quy định kỹ thuật đã chính xác

5.2. Biện pháp thi công móng cọc ép

may-ep-be-tong

Khảo sát trắc địa công trình chuẩn bị thi công

Chuẩn bị mọi vật tư thi công ép cọc.

Máy móc, thiết bị thi công xây dựng bê tông.

Chuẩn bị máy ép cọc bê tông.

5.3. Biện pháp thi công móng cọc

Khảo sát và thi công đóng cọc.

Đào hố xung quanh móng.

Làm bằng phẳng mặt bằng đáy móng.

Lót móng bằng bê tông hoặc lót bằng gạch, đá.

Kiểm tra cao độ khi lót móng.

Cắt đầu cọc và đổ bê tông.

Đổ bê tông lót.

6. Thiết kế móng cọc

loai-mong-coc-be-tong

Đây là công đoạn của quá trình thực hiện thi công, bản thiết kế chi tiết móng cọc yêu cầu phải chuẩn xác các tiêu chí của móng cọc. Một số quy định bắt buộc phải trong khi thi công thiết kế móng cọc như sau:

6.1 Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc

Trước khi bắt tay vào bản thiết kế, cần xem xét kỹ về cấu tạo loại đất trên mặt bằng. Tìm ra loại cọc nào phù hợp với địa hình chuẩn bị thi công. Dựa vào độ mềm, lún của đất, kết cấu đất phải đặt cọc thích hợp. Thêm vào đó, tìm hiểu rõ quy mô, kết cấu ngôi nhà, sự liên kết giữa các gian nhà và tầng ảnh hưởng đến móng một cách cẩn thận.

Các kỹ sư nên nhìn nhận kỹ về tính kinh tế kỹ thuật tổng quan với nhiều phương án thiết trước khi tiến hành thi công. Không nên chỉ nhìn về khả năng chịu lực cọc và giá cả mà không tính toán đến lợi ích kinh tế cho cả công trình.

6.2. Thiết kế móng cọc đài thấp

Đây là loại móng nằm thấp hơn mặt đất. Móng cọc đài thấp cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Đo đạc kích thước của cọc và đài cọc.

Xác định lực phải chịu của cọc với kích thước xác định trước

Ước lượng số cọc cần dùng đến

Tiến hành cắm cọc vào nền móng

Tính toán móng cọc dựa trên sức chịu đựng thứ nhất với sức chịu tải của nền đất mũi cọc.

Tính toán móng cọc theo mức độ lún, chuyển vị ngang.

Tính toán cọc theo quá trình chịu lực do vận chuyển, treo cọc.

6.3. Thiết kế móng cọc nhà dân

mong-coc

Hiện nay, móng cọc nhà dân được chia thành 2 loại:

Loại cọc bê tông tròn ly tâm: đường kính của cọc gồm các thông số như D300, D400, D350, D500 và có 2 loại PC: #600, PHC: 800.

Loại cọc bê tông cốt thép vuông: Các kích thước thông dụng và phổ biến 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400.

6.4. Thiết kế móng cọc cừ tràm

Móng cọc cừ tràm - loại móng này tại các tỉnh miền Nam được sử dụng rất thông dụng. Nền đất có diện tích nhỏ, độ lún sâu rất thích hợp để sử dụng loại móng này. Cọc dài từ 3-6cm với độ phủ khoảng 25 cọc trên 1m2. Đây là loại cọc thường được dùng cho các công trình vừa và nhỏ.

Phía trên là thông tin đầy đủ và cần thiết về móng cọc mà … muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng đó sẽ là những thông tin hữu đối với những khách hàng quan tâm, có nhu cầu chuẩn bị xây nhà. Nhờ đó mà bạn có lựa chọn móng cọc thích hợp, đem đến sự an tâm và an toàn cho ngôi nhà của mình.

7. Quy trình tính toán móng cọc

Bạn có thể tham khảo bên dưới về một số phương pháp tính toán thi công:

Tính toán kết cấu móng bao gồm:

Tính toán sức chịu tải của cọc đơn và sức chịu tải của nhóm cọc

Tính toán kết cấu móng

Cân nhắc độ lún của móng và độ lún của cọc đơn

Quy trình tính toán chi tiết như sau:

7.1. Tính toán móng cọc đài thấp

tinh-toan-mong-coc-dai-thap
Bảng tính toán móng cọc đài thấp

7.2. Tính toán móng cọc ép

tinh-toan-mong-coc-ep
Bảng tính toán móng cọc ép

7.3. Tính toán móng cọc cừ tràm

tinh-toan-mong-coc-cu-tram
Bảng tính toán móng cọc cừ tràm

7.4. Tính toán móng cọc khoan nhồi

tinh-toan-mong-coc-khoan-nhoi
Bảng tính toán móng cọc khoan nhồi

8. Một số bản vẽ móng cọc

ban-ve-chi-tiet-mong-coc
Bản vẽ kết cấu chi tiết móng cọc
mat-bang-ket-cau-mong-coc
Mặt bằng kết cấu móng cọc công trình Biệt thự tân cổ điển

cau-tao-coc

mat-bang-dinh-vi-coc-ep
Mặt bằng định vị cọc ép bê tông

ban-ve-chi-tiet-mong
Mặt cắt Chi tiết đài móng cọc

9. Khi nào nên sử dụng móng cọc

Điều kiện đất đai, địa hình là yếu tố cần xem xét để lựa chọn loại móng phù hợp. Dưới đây là một vài trường hợp khi xây nhà nên sử dựng móng cọc:

- Chất đất kém khi đào không đạt được độ sâu cần đạt được

- Gần công trình thi thông có đường ống thoát nước, ao hồ, kênh rạch

- Có trọng lượng lớn, không đồng nhất với cấu trúc thượng tầng quy định

- Sử dụng ở những địa điểm có mức nước ngầm cao

- Ở gần bãi biển, lòng sông nền đất có thể thay đổi.

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích nhất mà Apollo tổng hợp và muốn chia sẻ đến bạn. Qua đó, giúp các bạn có dự định xây dựng công trình mới có lựa chọn thích hợp. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline … để được nghe tư vấn! Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ mọi lúc mọi nơi.

Móng Cọc: Đặc Điểm, Cấu Tạo và Biện Pháp Thi Công, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn
Xem thêm:

BÀI VIẾT ĐÃ XEM:

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của KIẾN TRÚC APOLLO VIỆT, Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.
Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...

0334 511 135