“Tinh tế - Thanh lịch - Thoáng mát” là những từ ngữ miêu tả chính xác nhất về kiểu Kiến trúc Mái Thái - loại hình nhà ở đang “làm mưa làm gió” thị trường kiến trúc những năm trở lại đây.
Không chỉ vậy, không gian mở thông thoáng, gần gũi với thiên nhiên sân vườn chính là một trong những điểm cộng cực lớn khiến cho những ngôi nhà biệt thự được thiết kế với kiến trúc mái Thái luôn được ưa chuộng trên khắp mọi miền đất nước.
Mặt khác, kiến trúc nhà dán ngói mang cuộc sống hiện đại trở về với những ngôi làng Việt cổ truyền thống, đầy ắp tuổi thơ của thời chăn trâu cắt cỏ.
Ngày nay, kiến trúc nhà mái Thái được sáng tạo với nhiều hình khối, kiểu dáng, phong cách đa dạng, để phù hợp với nhịp sống mới của con người hiện đại. Trong bài viết dưới đây, Apollo Việt muốn chia sẻ những thông tin chính xác, đầy đủ nhất về Kiến trúc mái Thái: khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng, ưu nhược điểm và những mẫu nhà mái Thái đẹp.
1. Kiến trúc nhà biệt thự mái Thái là gì? Nguồn gốc xuất hiện
1.1. Khái niệm Kiến trúc mái Thái
a, Ngói Thái là gì?
Ngói Thái là loại ngói có kiểu dáng giống như mái tôn, là loại ngói tráng men có nguồn gốc từ đất nước Thái Lan. Ngói Thái có ưu điểm tuyệt vời đó là độ bền màu rất cao, có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt cùng với đó là màu sắc và mẫu mã đa dạng với nhiều kích thước khác nhau.
Những vùng lãnh thổ trên khắp thế giới nói chung và các quốc gia ở Đông Nam Á nói riêng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi loại hình nhà mái Thái. Tại Việt Nam, ngói Thái đang trở thành vật liệu xây dựng phổ biến trong thiết kế nhà ở bởi ngói Thái vừa đem lại vẻ đẹp ấn tượng vừa có nhiều ưu điểm về kỹ thuật và công năng.
b, Kiến trúc mái Thái là gì?
Theo cách hiểu đơn giản nhất, kiến trúc mái Thái là những công trình nhà ở thấp tầng sử dụng kết cấu mái Thái để lợp lên phần mái của ngôi nhà. Các ngói Thái được xếp chồng lên nhau theo 1 tỷ lệ nhất định để có thể tạo ra được độ dốc phù hợp.
Những kiểu nhà đẹp áp dụng thành tựu của kiến trúc mái Thái đa số là những mẫu nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng hay những mẫu nhà có 1 tầng trệt 1 tầng lửng. Những kiểu nhà phù hợp với mái Thái không chỉ phù hợp với những công trình ở nông thôn, ngoại thành mà ngay cả trong các khu Nhà phố tại các khu đô thị các mẫu Biệt thự từ 1 tầng, 2 tầng đến 3 tầng cũng đều sử dụng lối kiến trúc mái Thái để áp dụng cho ngôi nhà của mình.
Có thể thấy được rằng, kiến trúc nhà vườn mái thái không tuân theo một tiêu chuẩn thiết kế nào cả, cũng không có quy tắc về kích thước cụ thể. Tùy vào người thiết kế cũng như ý muốn của gia chủ mà sẽ đưa ra bản vẽ thích hợp.
Ví dụ, về phần mái, các bạn có thể tùy ý thay đổi độ dốc nghiêng, tạo nét phóng khoáng, riêng biệt của bạn. Đây cũng là cách để bạn tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của mình thêm phần hoành tráng hơn. Sự sáng tạo và cách điệu cho phần mái làm cho ngôi nhà khác biệt và ấn tượng hơn.
1.2. Nguồn gốc xuất hiện kiến trúc mái Thái ở Việt Nam
Sở dĩ có cái tên nhà kiểu Thái hay Biệt thự mái Thái là bởi trước kia những mẫu nhà mái Thái hiện tại chịu ảnh hưởng của những kiểu nhà của Thái Lan, đồng thời nguyên liệu chất liệu mái Thái cũng đều có nguồn gốc xuất hiện và mang từ Thái Lan về Việt Nam.
Những mẫu nhà kiểu Thái xuất hiện khá sớm tại nước ta bắt nguồn từ Thái lan, bởi Thái Lan là quốc gia chịu ảnh hưởng từ nền kiến trúc tân cổ phương tây trước nước ta, thêm một điều nữa nền kiến trúc cổ điển Thái Lan khá tinh tế với những đường nét và cách trang trí các họa tiết, chính vì thế để tạo nên một kiến trúc kiểu Thái hiện đại khá đặc biệt không lẫn lộn với bất cứ loại kiến trúc nào cả.
Kiểu kiến trúc Thái đã trải qua những thăng trầm sự phát triển nhiều lần bị lái sang những hướng khác hệ thống nhà hiện đại nhỏ hẹp tiện dụng mái bằng, hay những ngôi nhà ống kiểu nhiểu tầng thống trị.
Nhưng những cái đẹp luôn có những quy luật luôn có sự trường tồn cùng thời gian và những mẫu thiết kế nhà kiểu Thái lại một lần nữa cải biến và phát triển thêm những tầm cao mới mà minh chứng là sự lan rộng và du nhập mạnh mẽ sang nước ta.
Với vị trị địa lý là quốc gia gần kề với nước ta chịu ảnh hưởng văn hóa qua lại với Thái Lan chính vì thế xu hướng nhà kiểu Thái đã dần chuyển sang được xây dựng chính trên các thiết kế nhà ở nước ta từ giai đoạn những năm 2005, thay vì những kiểu nhà ống nở rộ những năm 2000 ở khắp các quận huyện các làng xã thì từ những năm 2005 trở về đây người ta nhàm chán với những đường nét của những căn nhà ống hơi khô cứng và thẩm mỹ không quá cao chuyển sang những mẫu nhà kiểu Thái vừa tiện dụng vừa hiện đại.
Được du nhập về nước ta qua bàn tay của các kiến trúc sư không giữ nguyên kiểu nhà Thái truyền thống như nước bạn mà là sự biến đổi trong cấu trúc và khuôn mẫu đường nét khá nhiều. Và một đặc trưng khi ta nhắc tới nhà kiểu Thái ở Việt Nam chính là mái nhà, mái Thái mà hầu như đã số những ngôi nhà Việt mới được xây dựng lại đều sử dụng chúng.
2. Khám phá nét đặc trưng nổi bật của Kiến trúc mái Thái
2.1. Công năng sử dụng hợp lý
Như đã nhắc ở trên phần mái của nhà được thiết kế có độ dốc do khá cao nên khi nước mưa trút xuống nước sẽ nhanh chóng rơi xuống dưới đấy không bị ứ đọng lại. Nhờ đó mà nhà bạn sẽ tránh cao được khả năng nước thấm vào tường khiến ẩm mốc.
Bên cạnh đó với công năng tản nhiệt cao giúp chống lại sức nóng kinh khủng của những ngày hè. Với ưu thế về công năng như vậy, nên kiểu nhà mái thái này rất thích hợp xây dựng tại các nước nhiệt đới ẩm gió mùa như tại Việt Nam.
2.2. Tính phù hợp với mọi vùng miền, mọi nền đất
Tại sao lại nói kiểu nhà này rất được ưu chuộng ở nước ta, chính bởi vì dù là thành phố hay đô thị bạn đều có thể dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của chúng. Ở nông thôn thì thường sẽ là những kiểu nhà cấp 4 mái thái với tổng diện tích xây dựng lớn kết hợp thành nhà vườn với chi phí không cao, thích hợp với thu nhập của người dân.
Còn ở những khu đô thị sầm uất, người dân có điều kiện kinh tế cao nhưng quỹ đất xây dựng lại hạn chế thì thiết kế nhà mái sẽ biến hóa thành những ngôi nhà cao tầng, với phần mái nhà lên cao hẳn. Vừa sang trọng lại không tốn diện tích mặt sàn. Cộng thêm với sự thay đổi trong thiết kế hiện nay, thì kiểu nhà mái thái mang lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho gia chủ.
2.3. Đòi hỏi kĩ thuật xây dựng cao trong kiểu nhà mái thái
Do đặc trưng của kiến trúc mái thái cho nên yêu cầu khá khắt khe về kĩ thuật xây dựng, nhất là kĩ thuật hoàn thiện là quan trọng nhất trong kiểu nhà thái này. Đây là kiểu nhà có phần mái rất cầu kỳ, tuy có độ dốc cao nhưng độ bám lại rất chắc chắn nên những người xây dựng phải có kĩ thuật và tay nghề cao mới có thể thực hiện được.
Đặc biệt là những mẫu biệt thự, nhà nhiều tầng có thể nói càng cao thì việc xây dựng kiểu nhà này sẽ càng khó hơn, thời gian thi công sẽ kéo dài hơn so với mẫu nhà mái thái 1 tầng. Vì vậy để hoàn thành một mẫu nhà này theo mong muốn thì bạn hoàn toàn không thể tránh khỏi việc chi phí bỏ ra sẽ không hề nhỏ.
2.4. Tính thẩm mỹ trong kiểu nhà mái thái
Chúng ta có thể nhận thấy rằng kiến trúc kiểu nhà mái Thái có sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Việt với kiến trúc Thái làm tôn vinh lên nét đẹp, phong cách, dáng dấp của căn nhà.
Từ những đường nét gờ, phào, chỉ mạnh mẽ vuông vắn đến những chi tiết mềm mại như phào chỉ tạo nên một tổng thể hoàn hảo. Nét đẹp trong kiến trúc kiểu nhà mái thái không chỉ được thể hiện trong những mẫu biệt thự 2 hay 3 tầng mà còn được thể hiện trong những mẫu biệt thụ vườn 1 tầng tại các vùng nông thôn.
Đâu đâu các bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp được những kiểu kiến trúc mái thái như này.
3. Kiến trúc mái Thái có những ưu nhược điểm gì?
3.1. Kiến trúc nhà Biệt thự mái Thái sở hữu những ưu điểm nổi bật
a, Về tính thẩm mỹ
Với kiến trúc thiết kế nhà mái thái sẽ giúp ngôi nhà tôn vinh lên vẻ đẹp thanh thoát, cao ráo của ngôi nhà.
Sự kết hợp giữa những mẫu nhà phố hiện đại khoẻ khoắn vuông vức với mái thái sẽ tạo ra mẫu nhà nhịp nhàng mềm mại hơn.
Dường như hai dáng vẻ dối ngược nhau trong kiến trúc. Thế nhưng khi được kết hợp với nhau nó sẽ bổ sung cho nhau. Nó sẽ tạo nên khối kiến trúc hoàn hảo. Điều đó sẽ thu hút được người đối diện với kiến trúc tự nhiên này.
b, Về phong thủy
Các chuyên gia phong thủy luôn đánh giá rất tốt về nhà mái thái. Với dạng hình chóp và có độ dốc tương đối.
Xét theo quan niệm phong thủy, mái thái sẽ giúp gia chủ tránh được hiện tượng tích tụ hung khí. Những hung khí này sẽ ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển vượng khí trong nhà. Từ đó đem lại may mắn tốt lành cho gia chủ.
c, Về công năng
Ngoài 2 yếu tố ở trên nhà mái thái còn mang tính năng tản nhiệt chống nóng. Chính vì vậy nên khi có nước mưa rơi xuống nó sẽ nhanh chóng thoát nước tự nhiên mà không bị ứ đọng trên mái. Bên cạnh đó nó cũng bảo vệ ngôi nhà khỏi trường hợp thấm dột, ngấm nước.
d, Về thiết kế
Những mẫu mái thái sẽ có nhiều kiểu dáng khi xây dựng. Tùy vào yêu cầu của gia chủ để lên bản thiết kế phù hợp nhất.
Chất liệu đa dạng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
3.2. Kiến trúc mái Thái còn tồn tại một số nhược điểm
Ngoài những điểm nổi bật mà hình thức nhà mái thái đưa lại thì bên cạnh đó loại nhà này vẫn có những hạn chế nhất định khi thi công. Vậy hạn chế của nhà mái thái là gì?
- Nhà mái thái được thi công tỉ mỉ, chi tiết. Sau một thời gian sử dụng bạn cần thi công mái thái lại. Việc này khá khó khăn và mất khá nhiều thời gian bởi nhà mái Thái có nhiều chi tiết tỉ mỉ.
- Chi phí xây dựng nhà mái thái thường cao hơn bình thường. Lí do nhà mái thái đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao.
- Do đó một ngôi nhà mái thái 2 tầng có thể ngang bằng với khi xây dụng ngôi nhà 3 tầng mẫu nhà bình thường khác.
4. Khi lợp ngói mái Thái bạn cần lưu ý những vấn đề gì?
Trước khi thi công lợp ngói mái thái bạn nên đo đạc và tính toán thật chuẩn trước khi thi công. Độ dốc đẹp nhất cho kiểu nhà này tầm 30 độ, chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m.
Với những nhà mái có độ dốc 45 độ có thể lựa chọn mái ngói có đội xuôi từ 10 cho đến 15m. Tốt nhất bạn nên lợp một hàng dưới thật chuẩn sau đó lợp dần lên trên.
Để lợp ngói chuẩn bạn lợp từ phải sang trái và từ dưới lên trên. Chú ý khoảng cách của các ngói đều vừa đủ. Không được khít quá hay cách xa quá.
Trong quá trình lợp ngói nên cẩn thận khi bước trên ngói. Nhằm tránh vỡ ngói và mất an toàn cho người lợp.
Sau khi lợp xong thì nên vệ sinh cho mái. Lấy khăn lau chùi mái khi đã hoàn thành xong. Để mái thái được đẹp cũng như bảo vệ tốt cho mái bạn có thể dùng sơn quét cho mái nhé.
5. Những mẫu thiết kế nhà biệt thự đẹp theo kiến trúc mái Thái