Cách lập Biên bản giám sát công trình xây dựng chuẩn cho bạn tham khảo

Đăng bởi HƯƠNG NGUYỄN
20/08/2020

Mẫu Biên bản giám sát công trình là mẫu văn bản cần thiết trong xây dựng, không chỉ cho các kỹ sư, kiến trúc sư mà các chủ đầu tư cũng cần phải nắm bắt được những hạng mục cần thiết có trong biên bản giám sát.

Vậy làm thế nào để soạn mẫu Biên bản này sao cho đơn giản, dễ hiểu nhất nhưng vẫn đầy đủ thông tin?

Sau đây, Apollo Việt sẽ chia sẻ với bạn cách lập Biên bản giám sát công trình xây dựng đơn giản, dễ thực hiện cho bạn tham khảo nhé:

1. Quy trình giám sát thi công xây dựng là gì?

Quy trình giám sát thi công xây dựng là quá trình mà các kỹ sư, kiến trúc sư phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như kiểm soát trong cả công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, đảm bảo được về các tiến độ và thời gian thi công công trình cùng với vấn đề an toàn lao động.

Người nhận nhiệm vụ về công việc giám sát thi công xây dựng phải là những kỹ sư, kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề đúng như pháp luật đề ra.

Kỹ sư đảm nhận công việc về quy trình giám sát thi công xây dựng chính là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát, báo cáo cũng như xử lý và sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu các công việc có liên quan đến công trình xây dựng.

bien-ban-giam-sat-cong-trinh-1

Giám sát thi công xây dựng là một việc quan trọng trong thi công xây dựng

2. Nội dung giám sát chất lượng công trình

- Giám sát các điều kiện quy định

Kiểm tra kỹ các điều kiện khởi công xây dựng đối với nhà thầu theo quy định của Bộ Luật xây dựng.

- Kiểm tra năng lực nhà thầu

+ Kiểm tra năng lực của đội thi công xây dựng.

+ Kiểm tra nguồn gốc – chất lượng của các thiết bị phục vụ công tác thi công có đảm bảo an toàn hay không.

+ Kiểm tra, giám sát quy trình quản lý chất lượng công trình của bộ phận thầu thi công.

- Giám sát chất lượng vật liệu xây dựng

Tiến hành thử nghiệm chất lượng vật tư, cấu kiện có phù hợp với tiêu chuẩn hay không. Nếu chất lượng không đảm bảo thì chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế phải cùng nhau kiểm tra trực tiếp nguyên liệu ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tham khảo chi tiết thiết kế Biệt thự vườn 2 tầng hiện đại và sang trọng mang phong cách Á Đông ở Hải Dương tại đây.

- Giám sát quá trình thi công

+ Đơn vị tư vấn giám sát thi công có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu.

+ Mọi kết quả kiểm tra phải được ghi vào biên bản và nhật ký thi công theo quy định.

+ Nếu phát hiện sai sót về thiết kế, thi công phải liên hệ chủ đầu tư để báo cáo ngay và phối hợp nhà thầu chỉnh sửa kịp thời.

+ Xác nhận bản vẽ hoàn công công trình.

+ Phối hợp tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định của Luật xây dựng.

+ Kiểm tra tài liệu phục vụ quá trình nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục, nghiệm thu công trình.

+ Khi có nghi ngờ về chất lượng, phải tiến hành kiểm định lại chấ lượng các hạng mục, công trình xây dựng.

+ Phối hợp giải quyết các vấn đề, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.

bien-ban-giam-sat-cong-trinh-2

Có 4 nội dung cần quan tâm khi giám sát chất lượng công trình

3. Quy trình giám sát chất lượng công trình

Quy trình giám sát chất lượng công trình gồm 8 bước sau:

- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế

Khảo sát, kiểm tra, đánh giá kỹ hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán và các quy chuẩn được xem xét áp dụng, đối chiếu với hiện trạng công trình có phù hợp hay không.

Kịp thời phát hiện những sai sót trong hồ sơ và đưa ra những giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn, giảm thiểu các chi phí phát sinh gây lãng phí.

- Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát

Kỹ sư chịu trách nhiệm giám sát công trình sẽ căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sửa, kết hợp cùng các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng để lập kế hoạch giám sát chất lượng công trình thi công: các hạng mục cần kiểm tra, công việc cụ thể…

- Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công

Rà soát, kiểm tra toàn bộ hồ sơ thiết kế từng hạng mục, đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng.

- Bước 4: Giám sát từng hạng mục xây dựng

Kỹ sư giám sát thi công có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình thi công từng hạng mục, thường xuyên kiểm tra các số liệu thống kê địa chất tại địa điểm xây dựng; kịp thời phát hiện sai sót và nhanh chóng đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả.

Kiểm tra, nghiệm thu kỹ từng loại vật liệu, máy móc – trang thiết bị được sử dụng để thi công công trình.

- Bước 5: Đảm bảo tiến độ xây dựng

Giám sát, đôn đốc tiến độ xây dựng của nhà thầu, đảm bảo đúng tiến độ như cam kết trong hợp đồng.

Nghiên cứu đề xuất những giải pháp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo tiến độ công trình.

- Bước 6: Quản lý giá thành xây dựng

Kỹ sư giám sát có nhiệm vụ tính toán, báo cáo tình hình giá chênh lệch vật liệu ở thời điểm hiện tại với mức giá tính trong hồ sơ thi công cho chủ đầu tư để điều chỉnh giá thành dự toán.

Đưa ra các phương pháp giảm giá thành xây dựng tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

- Bước 7: Báo cáo định kỳ

Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng báo cáo tiến độ, chất lượng công trình cho chủ đầu tư.

Báo cáo các vấn đề còn tồn tại và đưa ra phương án xử lý hiệu quả nhất cho chủ đầu tư.

- Bước 8: Nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình

Phối hợp tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã được xây dựng xong, các trang thiết bị được lắp đặt và toàn bộ công trình theo quy định, đảm bảo đạt yêu cầu về mặt chất lượng.

bien-ban-giam-sat-cong-trinh-3

Quy trình giám sát chất lượng công trình gồm 8 bước

4. Mẫu Biên bản Giám sát công trình xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

….…………….., ngày …… tháng …… năm 20….

BIÊN BẢN GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH

Chủ đầu tư: ……………………………………………………………………………………………

Công trình: ………………………………………………………………………………………………

Hạng mục công việc thi công năm 20 …………………

Thuộc dự án, TKKT-DT:……………………………………………………………………………

Địa điểm thi công: ……………………………………………………………………………………

Đơn vị thi công: ………………………………………………………………………………………

Đơn vị giám sát: ……………………………………………………………………………………..

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm 20 …. tại ………………………………………………

Đại diện cơ quan giám sát

Ông:……………………………..Chức vụ:………………………………………………………..

Ông:……………………………..Chức vụ:………………………………………………………..

Đại diện đơn vị thi công

Ông:……………………………..Chức vụ:………………………………………………………..

Đại diện tổ (đội) sản xuất

Ông:……………………………..Chức vụ:………………………………………………………..

Cùng nhau ký Biên bản giám sát công trình, với nội dung như sau:

I. Tình hình thực hiện công trình

1. Đơn vị thực hiện:

2. Thời gian thực hiện: Từ tháng………….năm 20………

3. Lực lượng kỹ thuật và thiết bị thi công

- Bắt đầu từ …tháng…. năm 20………..

a. Lực lượng kỹ thuật: gồm……………người

b. Thiết bị thi công:

4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thi công:………………………………………………..

5. Khối lượng thực hiện: tính đến ngày…….háng……… năm 20……

6. Các vấn đề phát sinh trong thi công:………………………………………………………

7. Biện pháp xử lý sai phạm (nếu có):…………………………………………………………

II. Tình hình kiểm tra, quản lý chất lượng của đơn vị thi công:

….………………………………………………………………………………………………..

….………………………………………………………………………………………………..

….……………………………………………………………………………………………….

III. Kết luận:

….………………………………………………………………………………………………….

….………………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………………

ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ GIÁM SÁT

(Ký ghi rõ họ, tên)

ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ THI CÔNG

(Ký ghi rõ họ, tên)

ĐẠI DIỆN

TỔ (ĐỘI) SẢN XUẤT

(Ký ghi rõ họ, tên)

Bạn có thể tải mẫu Biên bản giám sát công trình ở đây: mau-bien-ban-giam-sat-cong-trinh

Cách lập Biên bản giám sát công trình xây dựng chuẩn cho bạn tham khảo, 4 rm_ratings 4 rm_ratings
4.25/5 - Có 4 Bình chọn
Xem thêm:

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của KIẾN TRÚC APOLLO VIỆT, Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.
Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...

0334 511 135