Mái nhà hay còn gọi là nóc nhà là bộ phận bao phủ phần trên cùng của một ngôi nhà, phần mái được xây dựng thiết kế để bảo vệ công trình nhà khỏi ảnh hưởng của thời tiết.
Ngoài ra còn giúp bảo vệ vật dụng, không gian trong nhà hơn nữa mái nhà còn góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo kiến trúc và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Đối với nhà biệt thự đặc biệt là những ngôi Biệt thự theo Kiến trúc Cổ điển, Tân cổ điển thì mái nhà ngoài chức năng cơ bản là bảo vệ không gian trong nhà thì nó còn được ví như một chiếc vương miện lộng lẫy tôn lên giá trị và đẳng cấp của gia chủ.
Trong bài viết dưới đây, Apollo Việt sẽ chia sẻ đến Qúy vị về Cách thi công phần mái cong và phần tum chóp.
1. Bật mí cách thi công mái cong, phần tum chóp
Vì đây là 1 trong những giai đoạn quan trọng nhất, phức tạp nhất và cũng dễ xảy sai nhất của một công trình biệt thự tân cổ điển nên Apollo Việt sẽ chia sẻ đến quý vị 3 vấn đề quan trọng trong quá trình thi công phần tum.
1.1. Yếu tố an toàn khi thi công mái cong, tum chóp
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu tầng mái là tầng cao nhất của công trình nên việc thi công cũng phức tạp và nguy hiểm nhất.
Phần này thợ thi công không có mặt phẳng để đứng thao tác mà chủ yếu đứng bám vào các mặt nghiêng và giàn giáo.
Chính vì thế Đội thợ phải đeo dây đai an toàn và các thiết bị bảo hộ lao động khác nhằm đảm bảo an toàn cho đội thợ và công trình.
Không chỉ vậy, Chủ đầu tư cũng nên quan tâm và siết chặt vấn đề này trong các biên bản, hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu thi công.
Kinh nghiệm thi công mái vòm Tân cổ điển chi tiết, chuẩn xác nhất
1.2. Thi công hạng mục mái vòm, tum chóp phức tạp
Thứ 2, về kĩ thuật hạng mục thi công tum mái vòm này cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp, cụ thể: muốn làm chuẩn chúng ta phải có sự tính toán ngay từ đầu.
- Phải Đặt thép chờ dầm cột và thép chờ của vách đứng ngay từ khi thi công thép sàn tầng tum nhằm tạo sự vững chắc cho mái vòm.
- Định hình và Ghép cốt pha 2 mặt trong và ngoài ở những vị trí vách đứng.
- Mái cong phía trên chỉ ghép cốt pha mặt được trong và phết vữa bê tông trộn khô theo cốt pha đã định hình.
- Ở những dạng mái cong này: Đảm bảo Thông thường Chân mái sẽ giật vào so với mặt tường 1 khoảng nhất định. Vì vậy việc thiết kế bố trí dầm chân mái phải lớn hơn sàn bình thường để tránh hiện tượng chân mái đâm thủng kết cấu sàn.
- Ngoài ra, tất cả các hệ mái cong do Apollo Việt thiết kế đều yêu cầu triển khai thép 2 lớp, mặc dù khó và phức tạp cho đội thợ thi công nhưng sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình.
1.3. Lựa chọn vật liệu như thế nào cho mái vòm, tum chóp?
Thứ 3: về vấn đề Vật liệu hoàn thiện của mái cong nên lựa chọn vật liệu gì? Apollo Việt xin chia sẻ 2 phương án xử lý sau đây:
- Cách thứ nhất: hoàn thiện phần thô, xử lý chống thấm, trát ngói vẩy cá bằng vữa xi măng rồi sơn màu ngói như phối cảnh 3D.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng thi công, giá thành hợp lý. Với cách này đội thợ xây trát có thể trực tiếp triển khai luôn không cần đơn vị thứ ba.
Nhược điểm của cách này là tính thẩm mỹ ở mức độ tương đối và lớp sơn mái cũng phải sơn lại cùng với sơn tường sau 1 thời gian sử dụng để công trình luôn đẹp.
- Cách thứ 2: hoàn thiện phần thô, xử lý chống thấm bắn ghép cầu phong, li to sau đó gắn ngói vảy cá đá xanh Lai Châu hoặc Ngói gạch gốm.
Cách này có nhiều ưu điểm lớn là: Chống thấm, chống nóng rất tốt, ngói bền màu, càng lâu Công trình sẽ càng đẹp hơn và sang trọng hơn.
Tuy nhiên Mái khá nặng nên yêu cầu phương án kết cấu phải đảm bảo hợp lý. Đồng thời kĩ thuật thi công yêu cầu khắt khe hơn, giá thành khá cao. Phương án này cũng yêu cầu 1 đội thi công thứ 3 chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong mảng thi công ngói đá.
Lưu ý, công đoạn thi công này yêu cầu đơn vị thi công phải sử dụng đinh liên kết inox và có những đường chỉ khóa hệ mái bằng vữa, bê tông để khóa lại, tránh hiện tượng ngói trượt, rơi sau 1 thời gian sử dụng.
Để đảm bảo công trình được xây dựng an toàn, bền vững và đẹp mắt, chủ đầu tư nên lựa chọn Kiến trúc sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm phong phú không những thiết kế đẹp mà quan trọng là có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.
2. Những mẫu thiết kế Biệt thự, Lâu đài với hệ mái cong đẹp
2.1. Mẫu Lâu đài dinh thự Cổ điển 2 tầng 1 tum đẳng cấp
- Chủ đầu tư: Ông Quang
- Mặt tiền: 10,2m
- Diện tích xây dựng: 10,2m x 13m
- Số tầng: 2 tầng 1 tum
- Loại hình: Biệt thự - lâu đài cổ điển
- Tổng mức đầu tư: 5 tỷ
2.2. Mẫu Biệt thự lâu đài 3 tầng nguy nga, tráng lệ ở Kiên Giang
- Chủ đầu tư: Ông Biên
- Mặt tiền: 10m
- Diện tích xây dựng: 10m x 12,34m
- Số tầng: 3 tầng
- Loại hình: Biệt thự - lâu đài tân cổ điển
- Tổng mức đầu tư: 3,5 tỷ
2.3. Thiết kế mẫu Lâu đài - Biệt thự Tân cổ điển 2 tầng 1 tum bề thế
- Chủ đầu tư: Ông An
- Mặt tiền: 11,2 m
- Diện tích xây dựng: 11,2m x 13,4m
- Số tầng: 2 tầng 1 tum
- Loại hình: Biệt thự - lâu đài tân cổ điển
- Tổng mức đầu tư: 5,5 tỷ
2.4. Biệt thự Tân cổ điển 2 tầng 1 tum đẹp với công năng khoa học
- Chủ đầu tư: Chị Trần Thị Hiền
- Mặt tiền: 15 m
- Diện tích xây dựng: 15m x 12m
- Số tầng: 2 tầng 1 tum
- Loại hình: Biệt thự Tân cổ điển
- Tổng mức đầu tư: 3 tỷ
2.5. Thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển cao cấp ở Bắc Ninh
- Chủ đầu tư: Ông Hoàng Long
- Mặt tiền: 11m
- Diện tích xây dựng: 11m x 17m
- Số tầng: 2 tầng 1 tum
- Loại hình: Biệt thự Tân cổ điển
- Tổng mức đầu tư: hơn 4 tỷ
2.6. Biệt thự Lâu đài mini 3 tầng 1 tum kiểu Pháp sang chảnh
- Chủ đầu tư: Ông Phượng
- Mặt tiền: 10m
- Diện tích xây dựng: 10m x 13m
- Số tầng: 3 tầng 1 tum (4 tầng)
- Loại hình: Lâu đài Biệt thự Tân cổ điển kiểu Pháp
- Tổng mức đầu tư: hơn 4 tỷ